Mật độ trung bình khoảng 90 người/km2 , tuy nhiên mật độ dân số không đồng đều sự chênh lệch mật độ giữa thành thị và nông thôn là rất lớn. Sự tăng nhanh dân số ở Hà Giang nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng trước hết liên quan tới mức sinh đẻ tương đối cao của các cư dân ở đây, bên cạnh đó cũng phải kể đến một bộ phận không nhỏ nhân dân các tỉnh miền xuối lên khai hoang phát triển vùng kinh tế mới tại Hà Giang trong những thời kỳ khác nhau và đặc biệt là trong những thập kỷ gần đây.
Qua những cứ liệu khảo cổ học cho thấy Hà Giang là một vùng đất cổ, từ lâu đã có người sinh sống, có lịch sử văn hoá lâu đời. Trong quá trình phát triển của lịch sử, Hà Giang là nơi hội tụ của các dân tộc di cư từ nhiều vùng đất khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Có những dân tộc thiểu số là đông nhất cả nước, nhưng cũng có những dân tộc ít người nhất cả nước và chỉ có ở Hà Giang, tất cả đã làm nên diện mạo văn hoá nhân văn ở Hà Giang rực rỡ, đa sắc màu tạo nên những nét độc đáo và riêng biệt mà chỉ có ở Hà Giang
Theo số liệu thống kê 2008, hiện nay ở Hà Giang có tất cả là 22 dân tộc thuộc 6 nhóm ngôn ngữ khác nhau, đông nhất là người Hmông (chiếm tới trên 30% dân số), sau đến người Nùng, Tày, Dao, Kinh, Giáy, La Chí, Hoa Hán, Pà Thẻn, Ngạn, Cờ Lao, Lô Lô, Bố Y, Phù Lá, Pu Péo, Mường, Cao Lan, Thái, Sán Dìu.
Các nhóm ngôn ngữ và các dân tộc tiêu biểu của Hà Giang bao gồm:
- Nhóm ngôn ngữ Mông Dao, gồm các dân tộc: Mông, Dao, Pà thẻn
- Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Giáy, Bố Y
- Nhóm ngôn ngữ Ka - Đại, gồm các dân tộc: La chí, Cờ lao, Pu Péo
- Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, gồm các dân tộc: Lô Lô, Phù Lá
- Nhóm ngôn ngữ Hán, gồm dân tộc: Hoa
- Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, gồm dân tộc: Kinh
Cũng như các dân tộc thiểu số ở nước ta, các dân tộc thiểu số ở Hà Giang có đặc điểm là cư trú phân tán và xen kẽ. Mỗi dân tộc có thể phân bố ở nhiều điạ phương khác nhau trong tỉnh, nhưng cũng có nhưng dân tộc chỉ phân bố ở những khu vực nhất định.
Qua những cứ liệu khảo cổ học cho thấy Hà Giang là một vùng đất cổ, từ lâu đã có người sinh sống, có lịch sử văn hoá lâu đời. Trong quá trình phát triển của lịch sử, Hà Giang là nơi hội tụ của các dân tộc di cư từ nhiều vùng đất khác nhau vào các thời điểm khác nhau. Có những dân tộc thiểu số là đông nhất cả nước, nhưng cũng có những dân tộc ít người nhất cả nước và chỉ có ở Hà Giang, tất cả đã làm nên diện mạo văn hoá nhân văn ở Hà Giang rực rỡ, đa sắc màu tạo nên những nét độc đáo và riêng biệt mà chỉ có ở Hà Giang
Theo số liệu thống kê 2008, hiện nay ở Hà Giang có tất cả là 22 dân tộc thuộc 6 nhóm ngôn ngữ khác nhau, đông nhất là người Hmông (chiếm tới trên 30% dân số), sau đến người Nùng, Tày, Dao, Kinh, Giáy, La Chí, Hoa Hán, Pà Thẻn, Ngạn, Cờ Lao, Lô Lô, Bố Y, Phù Lá, Pu Péo, Mường, Cao Lan, Thái, Sán Dìu.
Các nhóm ngôn ngữ và các dân tộc tiêu biểu của Hà Giang bao gồm:
- Nhóm ngôn ngữ Mông Dao, gồm các dân tộc: Mông, Dao, Pà thẻn
- Nhóm ngôn ngữ Tày – Thái, gồm các dân tộc: Tày, Nùng, Giáy, Bố Y
- Nhóm ngôn ngữ Ka - Đại, gồm các dân tộc: La chí, Cờ lao, Pu Péo
- Nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến, gồm các dân tộc: Lô Lô, Phù Lá
- Nhóm ngôn ngữ Hán, gồm dân tộc: Hoa
- Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, gồm dân tộc: Kinh
Cũng như các dân tộc thiểu số ở nước ta, các dân tộc thiểu số ở Hà Giang có đặc điểm là cư trú phân tán và xen kẽ. Mỗi dân tộc có thể phân bố ở nhiều điạ phương khác nhau trong tỉnh, nhưng cũng có nhưng dân tộc chỉ phân bố ở những khu vực nhất định.
0 nhận xét | Viết lời bình